Hàm duy trì là 1 khí cụ được bác sĩ yêu cầu người sau khi tháo niềng răng. Hàm duy trì có tác dụng để đảm bảo sự ổn định tại vị trí mới của răng, tránh bị xô lệch và trở về vị trí ban đầu, từ đó giúp đảm bảo kết quả niềng răng lâu dài, duy trì trạng thái hoàn hảo khi kết thúc kế hoạch. Tùy vào từng tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân đeo các loại hàm duy trì phù hợp.
Hiện nay, hàm duy trì có 3 loại chính:
Hàm duy trì cố định loại này là một sợi dây thép có nhiều kích cỡ, hình dạng có thể thẳng hoặc xoắn và được gắn cố định vào phía trong của răng trước (răng 1, 2, 3) bằng Composite.
Ưu điểm:
Có khả năng giữ răng cố định rất tốt do sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại. Loại hàm này rất hữu ích cho các trường hợp niềng răng phải nhổ răng.
Nhược điểm:
Do được gắn bằng Composite vì vậy đôi khi hàm duy trì cố định có thể bị bung ra, bạn cần tới gặp bác sĩ sớm nhất để gắn lại. Trong quá trình ăn uống, vệ sinh bạn cũng phải biết cách vệ sinh sạch sẽ, đúng cách bởi có dây cài cố định nằm trên răng.
Loại hàm duy trì này được làm bằng dây kim loại, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn vào khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bệnh nhân sau niềng răng.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Với thiết kế tương tự như khay niềng trong suốt, hàm duy trì tháo lắp trong suốt được ưa chuộng về tính thẩm mỹ cao.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Việc dễ dàng tháo lắp vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm. Nếu như người sử dụng quên không đeo hàm duy trì thì sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả sau niềng răng.
Sau khi kết thúc giai đoạn niềng răng, bác sĩ vẫn yêu cầu cần phải đeo máng duy trì một thời gian nữa bởi vì răng và xương hàm sau khi niềng răng xong, phải trải qua sự tác động rất lớn để điều chỉnh, tổ chức quanh răng chưa ổn định chắc chắn, cố định, chúng rất dễ bị dây chằng có xu hướng lôi kéo về vị trí ban đầu .
Hơn nữa, mô nướu và mô nha chu vẫn cần thêm thời gian để tổ chức lại cấu trúc sau khi niềng răng. Do đó, cần phải dùng 1 khí cụ nhằm giữ nguyên vị trí của răng tại thời điểm tháo mắc cài niềng răng để duy trì kết quả đó.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, thời gian đeo hàm duy trì tối thiểu là 6 tháng, trong thời gian này bạn nên đeo liên tục chỉ tháo ra vào lúc ăn và khi vệ sinh răng miệng. Sau thời gian này, bạn chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ, càng về sau thời gian đeo hàm duy trì sẽ càng giảm dần, chỉ cần đeo cách ngày là được.
Thời gian đeo hàm duy trì nên bằng với thời gian niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi bác sĩ khám lại răng đã ổn định hoàn toàn sẽ chỉ định kết thúc quá trình đeo hàm duy trì. Tuy nhiên trong thời gian đeo hàm duy trì bạn vẫn cần phải tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi kết quả niềng răng và đảm bảo kết quả sau chỉnh nha được ổn định, tránh tái phát về sau.