Thẩm mỹ khuôn miệng là khía cạnh đầu tiên mà ai cũng nhận thấy rõ nhất. Khi các răng được sắp xếp thẳng hàng, trật tự trên cung hàm sẽ giúp khuôn miệng cân đối, hài hoà. Thậm chí, trong một số trường hợp khuôn hàm còn trở nên thon gọn hơn trước.
Các răng mọc lệch được đưa về đúng vị trí trên cung hàm sẽ khắc phục được tình trạng lệch khớp cắn. Khi khớp cắn được cân đối, quá trình ăn nhai sẽ tốt hơn, lực nhai được phân bổ đều hơn. Nhờ đó thức ăn được nghiền nát kỹ trước khi đưa vào dạ dày, giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá.
Việc điều chỉnh đều các răng còn giúp quá trình vệ sinh răng miệng tốt hơn. Thức ăn và mảng bám còn sót lại được làm sạch một cách dễ dàng. Qua đó hạn chế các bệnh lý nghiêm trọng tác động trực tiếp tới sức khỏe răng miệng.
Vì sao niềng răng có thể làm thay đổi khuôn mặt? là câu hỏi nhận được khá nhiều người quan tâm bởi họ đã được chứng kiến sự thay đổi khác lạ của người thân, bạn bè sau khi niềng răng.
Thực tế, khi bạn sở hữu một trong những tình trạng răng xấu như: răng hô, móm, răng lệch lạc, khấp khểnh… thì khuôn mặt thường trông mất cân đối, thiếu hài hòa. Nên dù các nét trên khuôn mặt ưa nhìn nhưng vẫn khiến bạn cảm thấy kém thẩm mỹ.
Niềng răng làm thay đổi khuôn mặt như thế nào? Thông qua quá trình niềng răng, các răng mọc lệch sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn chuẩn hơn nên khuôn mặt sẽ có những thay đổi tích cực. Đó là:
– Góc mũi là một trong những thay đổi trước và sau niềng răng có thể nhận thấy rõ ràng nhất. Điển hình là người bị vẩu, sau niềng răng môi trên sẽ được thu vào trong nên mũi sẽ có vẻ thon gọn và cao hơn trước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào niềng xong mũi cũng cao. Bởi người có mũi cao hoàn toàn là cao tự nhiên nhưng do răng vẩu đẩy môi trên lên cao nên đã che lấp ưu điểm này. Niềng răng làm răng đều hơn nên vô tình tạo cho chúng ta cảm giác mũi cao hơn xưa.
– Với những trường hợp được nâng khớp, kéo lùi hàm dưới ra sau hay dàn đều các răng hàm dưới có thể làm thon gọn cằm, đôi khi trông có vẻ dài ra, tạo dáng cằm V-line như mọi người mơ ước.
Sự thay đổi ở đôi môi sau niềng răng cũng được nhiều người công nhận. Cụ thể là với những bị hô, răng hàm trên đưa ra trước khiến môi bị vểnh lên, phần môi ở vị trí răng nanh phồng ra khiến môi thiếu nét hài hoà. Việc kéo cân chỉnh hai hàm khiến môi không bị hếch lên nữa, vị trí môi ở vùng răng số 2 và 3 hơi cong vào giúp môi trở nên căng mọng, hơi hội tụ vào giữa để tạo đường nét môi rõ ràng hơn.
Đối với người trưởng thành khi niềng răng trong một số trường hợp có thể sẽ phải nhổ răng. Và những trường hợp cần nhổ răng để niềng đó là:
Trong trường hợp răng gặp phải các bệnh lý như sâu răng, chết tủy hay viêm nha chu ở mức độ nặng thì chiếc răng đó sẽ bị loại bỏ trước khi niềng để tránh ảnh hưởng đến những răng liền kề.
Sau khi nhổ răng, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số hiện tượng: đau nhức, chảy máu, sưng mặt… Các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau khoảng 2 – 4 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp kéo dài và kèm theo những bất thường khác thì bạn nên quay trở lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và khắc phục, tránh những rủi ro không mong muốn.
Để giảm bớt những khó chịu sau khi nhổ răng, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:
– Cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ và không nên khạc nhổ mạnh sau khi nhổ răng
– Đối với nhổ răng khôn, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân để giảm bớt cơn đau sau khi thuốc tê tan hết.
– Chườm túi lạnh bên ngoài vị trí nhổ răng để làm dịu cơn đau và giảm sưng. Những ngày tiếp theo nên chườm ấm để làm tan máu bầm và giảm sưng.
– Không dùng tay hay vật nhọn sờ vào vị trí mới nhổ răng
– Đánh răng nhẹ nhàng, chậm rãi, lưu ý không đánh vào vùng vừa nhổ răng để tránh vết thương nặng hơn
– Không nên dùng nước muối hoặc nước súc miệng ngay sau nhổ răng để tránh làm chậm quá trình đông máu