Nhổ răng tác động đến mô nướu, xương hàm và dây thần kinh. Do đó hiện tượng sưng tấy, chảy máu hay cảm giác đau nhức là điều thể không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này kéo dài và không thuyên giảm, cùng với những biểu hiện như nóng sốt, chảy máu,... thì có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau nhổ răng, xảy ra do vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào vị trí vết thương nhổ răng gây viêm nhiễm.
Cần lưu ý một số dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng như:
Để xử lý tình trạng răng mọc ngầm đòi hỏi các bác sĩ phải tạo ra nhiều vết rạch để lấy phần răng đó ra. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong.
Ngoài ra nếu việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, khiến mảng bám và vụn thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn từ những kẽ răng nhổ cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh hút thuốc lá sau khi nhổ răng không chỉ gặp nguy cơ nhiễm trùng do khói thuốc tiếp xúc với vết thương hở, mà còn tạo điều kiện cho sự thiếu hụt oxy trong quá trình tuần hoàn máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông, tăng khả năng nhiễm trùng.
Trong suốt quá trình mở vết thương, nhổ răng,… nếu các dụng cụ thực hiện không được vô trùng sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, nếu bác sĩ không thực hiện quá trình khâu vết thương sau khi nhổ răng đúng cách, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.
Quá trình nhổ răng tuy chỉ là một thủ thuật y tế thông thường nhưng đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc kỹ lưỡng từ bác sĩ và cả phía bệnh nhân. Người bệnh cần hiểu rõ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách suôn sẻ.
Chườm đá lạnh
Vệ sinh răng miệng
Chế độ dinh dưỡng
Dùng thuốc kháng sinh
Điều trị tại nha khoa
Nếu gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng hàm bạn có thể áp dụng ngay một số cách sau đây để xử lý tạm thời:
Việc sử dụng chườm đá lạnh không chỉ giúp kiểm soát chảy máu mà còn có tác dụng làm giảm sưng và làm dịu vùng nhổ, giảm cảm giác đau nhức.
Sau khi nhổ răng bạn nên duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Bạn có thể kết hợp thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ nguy cơ giắt thức ăn, nhằm duy trì sự sạch sẽ của vùng nhổ răng mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Nước muối có công dụng diệt khuẩn khá hiệu quả. Duy trì súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Ăn uống đúng cách là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình lành thương và giảm thiểu khả năng gặp phải vấn đề do ảnh hưởng của thức ăn lên vùng nhổ răng.
Bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm sưng tấy để tránh trường hợp nhiễm trùng lan sang các chân răng bên cạnh.
Khi nhiễm trùng răng gây đau đớn, khó chịu kéo dài và không có xu hướng thuyên giảm, người bệnh hãy đi khám nha khoa ngay lập tức để được thăm khám và điều trị thuốc kháng sinh nếu cần.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm ổ răng có mủ, bác sĩ có thể cần phải gây tê và tiến hành thủ thuật y tế nạo sạch ổ nhiễm trùng để lấy hết mủ và các thành phần còn sót lại sau khi nhổ răng khôn.
Tùy vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau để loại bỏ ổ nhiễm trùng và bảo tồn răng hiệu quả. Bác sĩ sẽ chích rạch làm sạch mủ và dùng kháng sinh để khắc phục sưng tấy, đau nhức. Ngoài ra, nếu răng có thể bảo tồn được các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa tủy răng và trám bít lại lỗ hổng hoặc phục hồi răng sứ để bảo vệ răng. Việc sử dụng phương pháp ghép răng Implant để hồi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng cũng được khuyến cáo nên sử dụng để để tránh tình trạng tiêu xương hàm.