Khe hở này có thể nhận biết bằng mắt thường qua gương hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng. Khe hở sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng, gây viêm nhiễm, đau nhức, thậm chí có thể làm cùi răng bị mục và phá hủy chân răng thật. Tình trạng này kéo dài sẽ làm răng thật yếu đi, không còn đủ sức để nâng đỡ mão sứ và dẫn tới gãy rụng.
Bọc sứ không đúng kỹ thuật sẽ tạo khe hở, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào răng gây kích ứng nướu và dẫn tới tụt nướu. Biểu hiện của tình trạng tụt nướu là phần chân răng bị lộ ra, đặc biệt là ở vị trí răng cửa và răng nanh.
Tình trạng này thường gặp ở những người sử dụng răng sứ kim loại. Khi bọc sứ kim loại bị hở sẽ tạo khoảng trống giữa răng với nướu, kích thích quá trình oxy và làm chân răng dễ bị đen. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng cách quan sát vị trí bọc răng sứ xem có xuất hiện những vệt đen mờ quanh chân răng hay không là được.
Không cần quan sát bằng mắt thường, bạn cũng có thể nhận biết tình trạng răng sứ bị hở kẽ qua hoạt động ăn nhai. Vì phần cùi răng hở rất yếu và nhạy cảm nên sẽ gây đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Ngoài ra, việc lắp mão sứ sai cách cũng dễ khiến răng sứ không khớp với hàm, gây cấn cộm khi ăn.
Khi bọc răng sứ sai cách, kẽ răng sẽ bị chật hơn hoặc rộng hơn so với khoảng sinh lý thông thường. Khi đó, các mảnh vụn thức ăn rất dễ giắt vào kẽ răng, gây vướng víu, khó chịu. Tình trạng này thường gặp ở vị trí răng nanh và răng hàm hoặc đôi khi là răng rửa. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng thì kẽ răng chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…
Quá trình bọc răng sứ yêu cầu thao tác điều trị cẩn thận, tỉ mỉ, đúng tỷ lệ. Tuy nhiên, một số bác sĩ tay nghề kém sẽ có những phán đoán không chính xác. Mài cùi răng quá nhiều làm tổn thương chân răng thật. Theo thời gian chân răng sẽ dần suy yếu, gây tụt nướu và dẫn tới các dấu hiệu làm răng sứ bị hở.
Việc sử dụng răng sứ không đảm bảo chất lượng có thể làm nướu và cùi răng bị kích ứng, từ đó gây sưng tấy và viêm nhiễm. Tình trạng sưng viêm tiến triển nặng sẽ đẩy răng sứ lên cao và làm xuất hiện các khe hở.
Đồng thời, răng sứ cũng sẽ bị hở đối với những người lựa chọn mão sứ kim loại. Nguyên nhân là vì sau một thời gian sử dụng khung kim loại dễ bị bị oxy hóa (nhất là răng sứ kim loại thường) khiến răng sứ bị mài mòn và không thể bám chặt vào trụ răng.
Nếu kỹ thuật lấy dấu của bác sĩ không chuẩn xác hoặc labo thiết kế răng không đúng tỉ lệ sẽ dẫn đến tình trạng mão sứ chế tác sai lệch về kích thước. Nếu mão sứ và cùi răng không khít với nhau sẽ tạo ra khe hở.
Keo dán sứ sẽ tạo cho răng sứ độ chắc chắn nhất định. Nếu sử dụng keo không đảm bảo chất lượng hoặc chỉ dùng một lượng keo quá ít thì răng sứ sẽ dễ bị hở, thậm chí là có thể rơi ra ngoài sau một thời gian sử dụng.
Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là một trong những nguyên nhân gây hở răng sứ. Nếu bạn sử dụng bàn chải lông cứng, chải răng với lực quá mạnh, đánh răng sai kỹ thuật,… thì sau một thời gian răng sứ sẽ bị lệch lạc, mài mòn và tạo kẽ hở.
Khi phát hiện các dấu hiệu răng sứ bị hở, bạn nên đến gặp ngay các bác sĩ nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán kỹ càng và có hướng điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân và mức độ hở của răng sứ, mà bác sĩ sẽ khắc phục như sau:
Có thể thấy, tình trạng răng sứ bị hở chủ yếu là do tay nghề bác sĩ kém và chất liệu sứ không đảm bảo. Vì vậy để tránh tối đa tình trạng này xảy ra, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng cơ sở vật chất hiện đại như Nha Khoa Việt Hàn 04