Đây là kỹ thuật nha khoa thường được bác sĩ chỉ định để điều trị những trường hợp răng sâu, men răng bị phá hỏng ở mức độ nhẹ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng sâu răng, sau đó sử dụng các vật liệu chuyên dụng để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết thiếu, nhằm khôi phục lại hình dáng và kích thước ban đầu của răng. Đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Trám răng sâu chỉ là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa và không xâm lấn đến vùng mô mềm hay niêm mạc nên sẽ không đau trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bạn cảm thấy đau có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Răng sâu tủy vẫn có thể hàn được nhưng vẫn còn tùy thuộc vào mức độ. Trong các trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Những trường hợp răng sâu nặng hơn sẽ không thể trám được. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ chân răng.
Trong một số trường hợp bất khả kháng như răng sâu quá nặng, men răng hư tổn quá nhiều hoặc chân răng bị lung lay, bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ bỏ đến tránh viêm nhiễm và ảnh hưởng những răng kế cận.
Điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Hiện nay, các loại chất liệu được sử dụng phổ biến nhất để hàn răng sâu đó là Amalgam và Composite. Nói về độ bền thì Amalgam sẽ có ưu thế hơn bởi độ cứng cao, chịu mài mòn tốt, ngoài ra còn không bị lệch hay méo, có thể thoải mái ăn nhai. Tuy nhiên, Amalgam lại chưa đảm bảo thẩm mỹ bằng Composite. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người để có sự lựa chọn tốt nhất.
Chất trám amalgam
Chất trám composite
Răng sau khi trám sẽ khá nhạy cảm nên bạn cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Một số lưu ý như tránh chài răng quá mạnh, tránh sử dụng thức ăn quá cứng hoặc quá lạnh, ngoài ra có thể giúp miếng trám có thể tồn tại lâu hơn.
Tay nghề và trình độ của bác sĩ cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến thời gian sử dụng của miếng trám răng.
Trám răng composite là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu tổng hợp composite, trám vào răng xấu, răng hư nhằm giúp phục hồi tính thẩm mỹ và hỗ trợ điều trị bệnh lý về răng miệng như sâu răng, răng nứt vỡ nhẹ, mòn men răng hoặc lộ cổ chân răng,...
Với sự phát triển của công nghệ chế tạo vật liệu nha khoa, vật liệu composite ra đời đã trở thành lựa chọn hàng đầu khi có màu sắc giống với men răng tự nhiên, có thể tạo hình theo phần mô răng bị khuyết thiếu nên có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chất trám composite được làm từ nhựa acrylic và gia cố bằng các hạt gốm như silica hoặc thạch anh thủy tinh dạng bột nên được đánh giá là phương pháp thay thế trám kim loại bởi không gây kích ứng, dị ứng và an toàn cho bệnh nhân. Không giống như miếng trám kim loại, composite sẽ không bị ăn mòn hoặc dãn nở theo thời gian, mà còn được dán trực tiếp vào răng. Khi nhựa trám vào lỗ sâu, răng sẽ chắc hơn nhiều so với trước. Theo các chuyên gia, miếng trám composite có thể duy trì khoảng 2 – 3 năm.
Một điều đáng lưu ý là trám răng xong vẫn có nguy cơ bị sâu răng lại. Bởi nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, vi khuẩn trong kẽ sâu răng sẽ tiếp tục phát triển, ăn vào ngà răng và tủy răng. Mặc dù bên ngoài vết trám vẫn còn nguyên nhưng sẽ làm cho bạn đau nhức nhiều và làm hỏng răng sớm.
Ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách ra thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Sau khi trám răng bạn không nên ăn uống khoảng 30 phút. Khi bạn chọn phương pháp hàn trám răng với các vật liệu dẻo như amalgam hoặc composite, quan trọng là tránh ăn uống trong khoảng 2 giờ ngay sau quá trình này. Như vậy sẽ giúp đảm bảo rằng miếng trám đã được áp dụng có đủ thời gian để đông cứng và bám chắc lên bề mặt răng.