Viêm nha chu là kết quả của thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi xung quanh răng gây ra, làm tổn thương các mô xung quanh răng.
Nếu không điều trị, viêm nha chu có thể phá hủy xương nâng đỡ răng, khiến răng bị lung lay hoặc mất răng.
Khi chúng nhân lên, hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến viêm quanh chân răng, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Nướu khỏe mạnh sẽ săn chắc và vừa khít với răng. Màu sắc của nướu khỏe mạnh có thể có màu từ hồng nhạt đến hồng đậm và nâu tùy vào cơ địa mỗi người. Ngược lại, nướu bị viêm nha chu bao gồm:
Trong một số trường hợp đặc biệt, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi người bệnh bước qua tuổi 40. Giai đoạn 40 – 50 tuổi, viêm nha chu có thể tiến triển và khả năng người bệnh không thể phục hồi.
Điều trị nha chu khẩn cấp được áp dụng khi phát hiện khối áp xe ở vùng nướu hoặc phần niêm mạc nướu bị viêm nha chu. Ổ áp xe gây đau và sưng đỏ niêm mạc. Lúc này, nha sĩ hoặc bác sĩ nha chu có thể chỉnh định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời, viêm nha chu có khả năng tiến triển thành bệnh mạn tính và tái phát cấp tính theo chu kỳ.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật thường hiệu quả với những người bị viêm nha chu nhẹ đến trung bình. Những phương pháp điều trị này bao gồm:
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu nếu tình trạng viêm từ trung bình đến nặng. Các phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm:
Viêm nha chu có thể xảy ra với những người có thói quen vệ sinh răng miệng xấu, hút thuốc, người mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch,… Để tránh viêm nha chu, mọi người nên đánh răng 2 lần 1 ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám nha sĩ ít nhất mỗi năm một lần. Một chế độ ăn uống ưu khoa học, đủ dinh dưỡng cũng rất hữu ích để ngăn ngừa bệnh viêm nha chu