Tủy răng là tổ chức nằm phía dưới lớp men và ngà răng, chứa các dây thần kinh cùng mạch máu. Tủy răng có nhiệm vụ nuôi dưỡng chân răng và giúp tiếp nhận các cảm giác nóng, lạnh của đồ ăn, thức uống.
Viêm tuỷ là tình trạng các tác nhân như vi khuẩn, cặn thức ăn, sâu răng hoặc hóa chất tác động, gây ra những tổn thương ở men và ngà răng, xâm nhập vào vùng tủy răng, dẫn tới viêm nhiễm, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn với từng mức độ viêm nhiễm nặng nhẹ khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng và cả cơ thể.
Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau kéo dài và đặc biệt đau khi về đêm. Khi ăn uống những đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn. Người bệnh có thể đau liên tục nhưng cũng có khi đau theo cơn.
Trong trường hợp viêm tủy răng có mủ thì những cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cảm nhận được tình trạng đau giật, răng có hiện tượng lung lay…
Với những trường hợp bị viêm tủy răng mạn tính, bệnh nhân phải đối mặt những cơn đau kéo dài hàng giờ và liên tục. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng, chỉ đau nhẹ khi ăn. Vì thế mà rất dễ dẫn đến tâm lý chủ quan.
Bệnh lý này sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn với mức độ bệnh và triệu chứng nặng dần. Cụ thể như sau:
Giai đoạn viêm tủy răng có phục hồi
Đây là giai đoạn đầu của viêm tủy răng và thường không biểu hiện quá rõ ràng. Triệu chứng thường thấy là thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau, cơn ê buốt răng nhẹ vào ban đêm hoặc khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh.
Giai đoạn này diễn ra rất ngắn và khó phát hiện. Thường rất hiếm người phát hiện mình bị bệnh viêm tủy răng trong giai đoạn này.
Giai đoạn viêm tủy răng cấp
Các triệu chứng viêm tủy răng có thể nhận biết khá rõ ràng ở giai đoạn này. Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ đồng hồ ngay tại răng bị viêm tủy. Thậm chí cơn đau còn lây lan sang các các răng bên cạnh, nướu và làm đau lên cả nửa đầu.
Có mủ trong răng, phần nướu bị tấy lên, kèm theo đó là khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Giai đoạn viêm tủy răng hoại tử
Hoại tử tủy hay còn gọi là chết tủy răng, là giai đoạn nặng nhất của quá trình viêm tủy. Bạn sẽ bị đau nhức dữ dội hoặc răng sẽ không còn cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào vì lúc này tủy răng đã chết.
Các dịch tủy bị hoại tử sẽ theo các lỗ ở chóp răng chảy ra ngoài, gây cảm giác khó chịu và mùi hôi miệng. Nguy hiểm hơn là những dịch này có thể làm viêm nhiễm lây lan tới các vùng mô mềm quanh răng, gây viêm chân răng, thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dẫn tới mất răng.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng thường gặp nhất là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng qua các lỗ sâu và cuống răng… Ngoài ra viêm tủy răng còn đến từ những nguyên nhân khác như:
Đánh răng không thường xuyên hoặc không đúng cách khiến mảng bám vôi răng dần tích tụ nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây bệnh. Nếu sử dụng lực chải răng quá mạnh cũng sẽ khiến men răng bị hư tổn.
Thường xuyên ăn uống quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua, cay sẽ dễ làm tổn thương men răng, khiến cho lớp men răng bị bào mòn đi. Lúc này vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, phá vỡ cấu trúc răng và khiến cho tủy răng bị viêm.
Mắc bệnh lý sâu răng lâu ngày không điều trị, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Vi khuẩn tấn công làm hư hỏng lớp men răng, tạo thành các lỗ sâu lớn. Sau đó tấn công vào tủy răng gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Trường hợp này thường xảy ra đối với những người cao tuổi. Lớp men răng bị mài mòn theo thời gian nên gây ra tình trạng hở tủy răng. Cộng thêm thói quen vệ sinh răng miệng kém của người cao tuổi càng dễ dàng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuỷ răng.
Nghiến răng khi ngủ sẽ làm cho răng bị yếu dần đi, chân răng lung lay, khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công vào tủy răng.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu viêm tủy răng, cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Dựa vào mức độ của bệnh lý viêm tủy, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp:
Để phòng ngừa viêm tủy răng, việc quan trọng nhất là phải bảo vệ tốt phần men răng và ngà răng để không bị sâu răng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng đúng cách chính là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tủy hiệu quả nhất. Cụ thể:
Lưu ý, tình trạng viêm tủy không thể tự khỏi mà cần phải đến nha khoa, cần có sự can thiệp của bác sĩ để điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh chủ quan khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Đặc biệt người bệnh không nên tự tìm hiểu chữa tủy răng tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng